Nội dung bài viết
Bệnh giang mai lây qua đường nào là điều mà rất nhiều người quan tâm bởi giang mai là một trong những bệnh lý xã hội nguy hiểm có tốc độ lây truyền rất nhanh. Nắm được các nguyên nhân gây bệnh là giải pháp tốt nhất giúp mọi người có thể phòng tránh và chữa trị bệnh an toàn hiệu quả.

4 nguyên nhân cho biết bệnh giang mai lây qua đường nào
Giang mai là một trong những bệnh lý xã hội nguy hiểm chỉ sau bệnh HIV, bệnh do xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây ra có thời gian ủ bệnh khá lâu và phát triển chậm nhưng có sức tàn phá rất nhanh.
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh giang mai nhưng trong đó phải kể đến các con đường lây nhiễm chính sau:
1. Quan hệ tình dục không an toàn
Nếu như người bệnh thắc mắc không biết bệnh giang mai lây qua đường nào thì quan hệ tình dục không an toàn chính là một trong những con đường ngắn nhất và là nguyên nhân trực tiếp lây truyền bệnh giang mai từ người bệnh sang người khỏe mạnh.

Đây là con đường chủ yếu lây bệnh giang mai, và có đến 90% trường hợp người bị mắc bệnh giang mai là do lây qua quan hệ tình dục. Xoắn khuẩn giang mai ẩn náu trong cơ quan sinh dục của người bệnh sẽ theo dịch tiết xâm nhập và tấn công sang người khỏe mạnh và bắt đầu chu trình gây bệnh tại môi trường mới.
Những người có đời sống tình dục phức tạp, quan hệ với nhiều bạn tình, thường xuyên có quan hệ tình dục bừa bãi không an toàn là những đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh giang mai.
Tham khảo: [Giải Đáp] Bệnh Giang Mai Có Chữa Được Không?
2. Lây nhiễm qua máu
Bệnh giang mai lây qua đường nào? Lây truyền qua máu chính là một trong những con đường lây truyền thứ 2 của bệnh giang mai.

Khi bị mắc bệnh giang mai thì trong máu của người bệnh luôn tồn tại xoắn khuẩn giang mai. Nếu vô tình tiếp xúc với máu của người bệnh qua vết thương hở hoặc dùng chung bơm kim tiêm hay truyền máu cho người khác thì có thể bị lây bệnh giang mai một cách dễ dàng.
3. Lây truyền từ mẹ sang con
Tương tự như các bệnh lý xã hội khác, bệnh giang mai cũng có khả năng lây truyền từ mẹ sang con.

Khi phụ nữ có thai bị mắc bệnh giang mai nhưng không biết hoặc mắc bệnh trong quá trình mang thai thì nguy cơ lây truyền bệnh sang cho con thông qua nhau thai, dây rốn hoặc nước ối khiến trẻ sinh ra bị mắc bệnh giang mai bẩm sinh là rất cao. 4/ Lây truyền qua vật dụng trung gian
Nếu người bệnh còn chưa biết bệnh giang mai lây qua đường nào thì tiếp xúc với vật dụng trung gian có chứa mầm bệnh cũng làm một trong những con đường lây lan của bệnh.
Những người có sức khỏe và sức đề kháng kém, khi tiếp xúc hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân của người bệnh như bàn chải đánh răng, khăn tắm, đồ lót, dụng cụ vệ sinh, bồn tắm có chứa dịch tiết của mầm bệnh khi tiếp xúc với vết thương hở thì cũng có nguy cơ lây bệnh. Tùy trường hợp này ít gặp nhưng mọi người cũng cần cảnh giác với con đường lây nhiễm của bệnh.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai qua từng giai đoạn
Xoắn khuẩn giang mai khi xâm nhập vào cơ thể sẽ có thời gian ủ bệnh khá lâu. Tùy theo tình trạng sức khỏe và cơ địa của từng người mà thời gian phát bệnh sẽ có sự khác nhau.

Bệnh giang mai khi phát bệnh sẽ phát triển qua 3 giai đoạn với các triệu chứng biểu hiện cụ thể như sau:
- Giai đoạn thứ nhất
Sau khi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai, trong khoảng từ 3-90 ngày, người bệnh sẽ bắt đầu có những triệu chứng đầu tiên là sự xuất hiện của các vết trợt, vết loét nông, hình tròn hoặc hình bầu dục, không có gờ, màu đỏ và cứng, lúc này gọi là săng giang mai
Vị trí của sang chủ yếu ở cơ quan sinh dục: Môi lớn, môi bé, mép âm hộ của nữ giới và quy đầu, bao quy đầu, miệng sáo, bìu, dương vật của nam giới… Ngoài ra, sang giang mai cũng có thể gặp ở môi, miệng, lưỡi,…của người bệnh nếu có quan hệ tình dục bằng miệng với người mắc bệnh

Săng giang mai thường có kích thước khoảng 0.3-3cm, bờ nhẵn, không gây không đau, hay ngứa, hoặc chảy dịch mủ nên người bệnh thường chủ quan và bỏ qua các triệu chứng của bệnh ở giai đoạn đầu.
- Giai đoạn thứ 2
Bệnh giang mai ở giai đoạn 1 nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì sau khoảng 6-8 tuần bệnh bắt đầu có những triệu chứng rõ ràng cụ thể và rất dễ phát hiện.

Trên bề mặt da của người bệnh xuất hiện các nốt ban đỏ, hồng hoặc hồng tím giống như cánh hoa đào, ấn tay vào thì mất dấu, không nổi trên bề mặt da, không bong vảy và thường khu trú chủ yếu ở hai bên mạng sườn, ngực, bụng, và hai tay. Nốt ban giang mai xuất hiện trong vòng 1 – 2 tuần, tồn tại trên bề mặt da trong vòng 1 -3 tuần, sau đó nhạt màu dần rồi biến mất và chuyển sang giai đoạn nặng và nguy hiểm với những triệu chứng rất khó nhận biết.
- Giai đoạn thứ 3
có thể sau khoảng 3-15 năm kể từ khi bị nhiễm bệnh. Giai đoạn này vô cùng nguy hiểm, xoắn khuẩn giang mai đã xâm nhập vào các cơ quan phủ tạng, gây giang mai thần kinh, giang mai tim mạch, củ giang mai ,…Ở giai đoạn này, bệnh thường không lây nữa mà bắt đầu gây ra “cơn ác mộng” tồi tệ nhất cho người bệnh.

Những tác hại nguy hiểm của bệnh giang mai cần chữa trị ngay
Giang mai là bệnh lý được xếp vào danh sách các bệnh lý nguy hiểm nhất chỉ sau HIV. Do đó, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như:
- Biến chứng củ giang mai: Củ giang mai là biến chứng nguy hiểm nhất mà bệnh lý này gây ra cho người bệnh. Sau khoảng 15 năm nhiễm bệnh, củ giang mai bắt đầu xuất hiện có dạng hình cầu màu đỏ mận và cứng, mặt phẳng đối xứng nhau, ranh giới rõ ràng. Khi củ giang mai biến mất sẽ tạo thành những vết loét vĩnh viễn, và tổn thương sâu không thể phục hồi được.
- Giang mai thần kinh: bệnh giang mai khi có biến chứng nặng sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ thống thần kinh trung ương, khiến người bệnh có thể bị viêm màng não, suy giảm trí tuệ, đau xương khớp, liệt dương, tiểu không tự chủ,…
- Gây ra các vấn đề tim mạch: Bệnh giang mai có thể khiến người bệnh bị mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch và động mạch chủ, phình vỡ mạch, suy hỏng van tim, dẫn đến động kinh, đột quỵ, thậm chí tử vong.
- Gây ra vấn đề thị giác: biến chứng của bệnh giang mai có thể khiến người bệnh bị suy giảm thị lực thậm chí là mù lòa vĩnh viễn.
- Nguy hiểm với phụ nữ có thai: Bệnh giang mai nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ lây nhiễm cho trẻ qua nhau thai hoặc khi sinh nở khiến trẻ bị mắc giang mai bẩm sinh và gây nên nhiều biến chứng khác như: viêm não, suy giảm thị lực, giảm sức đề kháng, còi cọc suy dinh dưỡng, viêm màng não,… nguy hiểm.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh xã hội khác: Xoắn khuẩn giang mai khi tồn tại trong máu sẽ làm suy giảm sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể khiến người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: sùi mào gà, lậu, đặc biệt là HIV/AIDS.

Để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do giang mai gây ra, khi phát hiện bản thân có những dấu hiệu bất thường hoặc có quan hệ tình dục với người bị mắc bệnh giang mai thì cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Xem thêm: Tham khảo: [Giải Đáp] Bệnh Giang Mai Có Chữa Được Không?
Phương pháp chẩn đoán và điều trị giang mai hiệu quả
Theo các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành, việc chẩn đoán và điều trị bệnh giang mai muốn đạt hiệu quả cần phải biết bệnh giang mai lây qua đường nào, tiền sử bệnh, thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh giang mai.

Bệnh giang mai tuy là bệnh lý nguy hiểm nhưng không phải là không có cách chữa. Thậm chí bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu người bệnh phát hiện sớm và tiến hành chữa trị tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín do bác sĩ giỏi phụ trách và điều trị. Tùy theo tình trạng cụ thể của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ cụ thể và phù hợp.
1. Cách chữa bệnh giang mai bằng thuốc tây y
Đối với các trường hợp bị mắc bệnh giang mai, khi áp dụng cách chữa trị bằng thuốc, thường hiếm khi sử dụng thuốc kháng sinh đường uống mà cần phải sử dụng loại thuốc kháng sinh tiêm bắp sâu mới có thể hỗ trợ điều trị bệnh khỏi hẳn được.

Liều lượng và đơn vị kháng sinh là bao nhiêu sẽ do bác sĩ chỉ định tùy theo tình trạng cụ thể của người bệnh
Sau khi sử dụng đủ phá đồ kháng sinh thì người bệnh cần thực hiện lại một số xét nghiệm huyết thanh để xác định xoắn khuẩn giang mai đã bị tiêu diệt hoàn toàn chưa.
2. Sử dụng phương pháp Đông tây y kết hợp
Giang mai là bệnh lý xã hội nguy hiểm dễ mắc nhưng khó điều trị và dễ bị tái phát trở lại. Do đó, trong quá trình chữa trị, các bác sĩ thường sử dụng phác đồ Đông tây y kết hợp. bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh thì người bệnh cần dùng kết hợp với thuốc Đông y để tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Bên cạnh đó, thuốc Đông y còn có tác dụng thanh nhiệt, giải trừ độc tố, hạn chế tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, nâng cao sức đề kháng, và ngăn chặn bệnh tái phát một cách hiệu quả
Hy vọng những chia sẻ về bệnh giang mai lây qua đường nào trong bài viết trên đây sẽ giúp mọi người nhận thức rõ con đường lây nhiễm của bệnh và có biện pháp phòng ngừa cũng như chữa trị hiệu quả, bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân. Nếu còn có thắc mắc gì thêm, vui lòng để lại số điện thoại hoặc chọn TƯ VẤN TẠI ĐÂY để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.